Tin tức latino

CẤU TẠO VÀ CÁCH LẮP ĐẶT MÁY HÚT MÙI NHÀ BẾP

Máy hút mùi là một thiết bị rất quen thuộc trong mỗi căn bếp. Đúng như tên gọi của nó, máy hút mùi sẽ lấy đi những mùi hôi khó chịu xuất hiện trong quá trình nấu nướng và trả lại không khí trong lành cho căn bếp của bạn. Thế nhưng, liệu có ai thắc mắc rằng cấu tạo của máy hút mùi như thế nào và làm sao chúng có thể hút hết những mùi hôi khó chịu ấy? Hãy cùng tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy hút mùi qua bài viết này nhé!

1. Cấu tạo máy hút mùi


Hầu hết các loại máy hút mùi trông khá đơn giản, và cấu tạo máy hút mùi nhà bếp cũng không mấy phức tạp. Cấu tạo chung của loại máy này bao gồm:

 
Thân máy: Đây là lớp vỏ bảo vệ máy, đồng thời làm tăng tính thẩm mĩ của sản phẩm. Thâm máy thường được làm bằng kim loại, nhất là chất liệu inox, được sơn phủ cẩn thận hoặc sơn tĩnh điện
Động cơ quạt: là thành phần chính trong máy hút mùi, thường động cơ dành cho hút mùi có 2 dạng: dạng quạt đơn hoặc dạng tuabin đơn, đôi.
Các bảng mạch: bảng điều khiển là hệ thống bất cứ máy hút mùi nào cũng được trang bị. Ở một số loại còn có cả hệ thống cảm biến khói hoặc cảnh báo  khi màng lọc mỡ bị bẩn cần vệ sinh.
Màng lọc mỡ: thông thường được làm bằng nhôm để không bị hoen gỉ, màng này có tác dụng giữ lại dầu mỡ.
Ngoài ra ở một số loại máy hút mùi có thể có thêm một số linh kiện khác như: Chén hứng dầu, Tấm kính ngăn dầu mỡ…các linh kiện này đều có thể được tháo lắp một cách dễ dàng và thuận tiện cho việc vê sinh cũng như sửa chữa sản phẩm sau này khi gặp hỏng hóc.

2. Nguyên lý hoạt động của máy hút mùi




Với cấu tạo máy hút mùi nhà bếp đơn giản như vậy, nguyên lý hoạt động của chúng cũng đơn giản không kém. Khi máy hút mùi được khởi động, hệ thống động cơ sẽ hút không khí có chứa hơi gas, khói, mùi và dầu mỡ khỏi khu vực nấu bếp. Trong khi các thành phần này bốc lên một cách tự nhiên, quạt sẽ kéo chúng ra ngoài để khu vực nấu thông thoáng nhất. Một khi bị thu vào hệ thống, không khí đi qua các bộ lọc để giữ lại dầu mỡ. Hệ thống sau đó sẽ hướng các khí thải ra khỏi bếp thông qua đường ống gắn trên tường hoặc trần nhà.

Một số máy hút mùi không có đường ống sẽ đẩy không khí qua bộ lọc, sau đó xử lí, lọc sạch rồi trả trở về bếp

3. Hướng dẫn lắp máy hút mùi bếp

Để quá trình lắp đặt các loại máy hút mùi nhà bếp dễ dàng và giảm thiểu tối đa những tai nạn đáng tiếc thì các bạn nên thực hiện những bước chuẩn bị sau
- Đọc kỹ giấy hướng dẫn lắp đặt máy đi kèm theo khi mua sản phẩm, so sánh, hình dung các vị trí bắt ốc khi lắp máy.
- Tháo lưới lọc mỡ bằng nhôm ra khỏi vị trí
- Tháo than hoạt tính (nếu có).
- Bịt các đường thoát gió không cần thiết, chỉ để một đường thoát gió duy nhất trên máy.
- Lắp phụ kiện vào đường thoát.
- Để tất cả các vị trí công tắc điều chỉnh về vị trí OFF.
- Khoảng cách giữa máy hút mùi và bếp
 


Theo các chuyên gia về bếp, để đảm bảo máy hút mùi hoạt động tốt nhất, khoảng cách máy hút mùi và bếp không được thấp hơn 65cm, với mặt bếp gas thì khoảng cách là 75cm.
Nếu lắp đặt quá cao so với bếp, khi nấu nướng mùi thức ăn bay lên, tốc độ lan mùi trong không khí rất nhanh, khiến máy hút mùi không kịp thời hút và làm sạch mùi, từ đó làm giảm hiệu suất máy. Vì vậy máy hút mùi cần phải lắp cao vừa đủ so với mặt bếp để đảm bảo hiệu suất hoạt động cũng như không ảnh hưởng đến tuổi thọ máy do nhiệt gây ra.
Nếu lắp máy hút mùi quá gần bếp, nhiệt từ bếp có thể khiến máy nhanh chóng bị hỏng, nhiệt lớn có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy hút mùi vì nguyên lý của nó là hút không khí vào trong qua ống xả. Do vậy khi đặt quá gần, máy sẽ hút hơi nóng vào trong máy => máy nhanh hỏng.
 

- Bên cạnh đó, để giảm tiếng ồn do máy hút mùi gây ra, khi lắp đặt bạn cần chú ý đến đường kính ống thoát khí ra ngoài. Đường kính ống phải bằng đường kính kết nối máy hút mùi, kích thước 120mm được cho là phù hợp nhất.

Trên đây là một số thông tin về cấu tạo và các lưu ý khi lắp đặt máy hút mùi trong nhà bếp. Quý khách hàng có thể tìm đến các đại lý hoặc showroom uy tín của Latino để được tư vấn và hỗ trợ lắp đặt các thiết bị nội thất nhà bếp trong gia đình.


Tin tức khác